Sử dụng và phong tục Quốc_kỳ_Nhật_Bản

Một lá cờ có chữ "Vũ liên trường cửu" (久長連武 từ phải sang), cùng lời chúc của thân nhân và bằng hữu cho mỗi quân nhân Nhật Bản trong những chiến dịch thời Đế quốc.

Khi Hinomaru lần đầu tiên ra mắt ở Nhật Bản, chính phủ đã yêu cầu công dân chào đón Hoàng đế bằng cờ. Có một số người Nhật phản đối, dẫn đến một số cuộc biểu tình. Phải mất một thời gian sau cờ mới được người dân chấp nhận.[21]

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, có một phong tục phổ biến là bạn bè, bạn học và thân nhân của một quân nhân tại ngũ sẽ viết vào một Hinomaru và tặng nó cho anh ta. Quốc kỳ cũng được sử dụng như một bùa vận khí tốt và là một vật cầu nguyện quân nhân bình an trở về từ chiến trường. Một thuật ngữ về loại bùa này là Hinomaru Yosegaki (日の丸寄せ書き, Hinomaru Yosegaki?).[79] Một truyền thống là các chữ viết không được chạm vào hình mặt trời. Sau các trận chiến, những quốc kỳ này thường bị đối phương đoạt lấy, hoặc được tìm thấy trên người những quân nhân Nhật Bản tử trận. Những quốc kỳ này trở thành vật kỷ niệm,[80] song ngày càng có nhiều quốc kỳ được gửi trả lại cho hậu duệ của những quân nhân Nhật Bản tử trận.[81] Truyền thống ký lên Hinomaru như một lá bùa may mắn vẫn còn tiếp tục, mặc dù còn hạn chế. Có thể thấy Hinomaru Yosegaki tại các sự kiện thể thao nhằm cổ động cho các đội tuyển quốc gia Nhật Bản.[82]

Takeru Kobayashi mang một hachimaki

Hachimaki (鉢巻, Hachimaki? "khăn bảo vệ đầu") là một headband màu trắng (bandana) với mặt trời đỏ ở giữa. Các cụm từ thường được viết trên đó. Chúng được đeo như một biểu tượng cho sự kiên trì, nỗ lực và can đảm của người mang chúng. Đây là những vật được mang trong nhiều dịp bởi khán giả cổ vũ thể thao, phụ nữ khi sinh, sinh viên trong trường luyện thi, nhân viên văn phòng,[83] nhà buôn như niềm tự hào của họ, v.v. Trong Thế chiến II, các cụm từ "Nhất định chiến thắng" (必勝, Hisshō?) hoặc "Bảy cuộc đời" được viết trên hachimaki và được các phi công kamikaze mang trên đầu. Điều này thể hiện tinh thần sẵn sàng chết vì đất nước của người phi công.[84]

Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, toàn bộ các hộ gia đình được yêu cầu treo Hinomaru vào những ngày quốc lễ. Sau chiến tranh, việc treo quốc kỳ Nhật Bản hầu hết bị hạn chế trong các tòa nhà liên hệ với chính phủ quốc gia và địa phương như tòa thị chính; quốc kỳ hiếm khi xuất hiện tại các hộ gia đình hoặc tòa nhà thương mại,[23] song một số cá nhân và công ty chủ trương treo quốc kỳ trong những ngày lễ. Mặc dù chính phủ Nhật Bản khuyến khích công dân treo Hinomaru trong những dịp quốc lễ, song việc này không mang tính pháp lý.[85][86] Kể từ sinh nhật lần thứ 80 của Thiên hoàng vào ngày 23 tháng 12 năm 2002, Công ty Đường sắt Kyushu cho treo Hinomaru tại 330 trạm.[87]

Bắt đầu từ năm 1995, ODA đã sử dụng họa tiết Hinomaru trong logo chính thức của họ. Bản thiết kế đó không phải do chính phủ tạo ra (logo được chọn từ 5.000 mẫu thiết kế do công chúng gửi) nhưng chính phủ đang cố gắng tăng trực quan hóa của Hinomaru thông qua các gói viện trợ và chương trình phát triển của họ. Theo ODA, việc sử dụng cờ là cách hiệu quả nhất tượng trưng cho viện trợ do người dân Nhật Bản cung cấp.[88]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quốc_kỳ_Nhật_Bản http://www.pmo.gov.bd/pmolib/legalms/pdf/national-... http://www.asahi.com/ajw/articles/AJ201810060024.h... http://hk.crntt.com/doc/1001/8/7/6/100187601.html?... http://duncansensei.com/2015/03/hachimaki-japanese... http://sankei.jp.msn.com/life/trend/090830/trd0908... http://homepage1.nifty.com/gyouseinet/kenpou/koush... http://homepage2.nifty.com/captysd/yomoyama/syomet... http://www.pantone.com/pages/pantone/colorfinder.a... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,8... http://www.47news.jp/CN/200211/CN2002112601000363....